Bệnh viên Âu Cơ

Thai nhi 12 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

Đăng ngày: 16-04-2019 09:41 am

Thai nhi 12 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ
Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi
Thai nhi phát triển như thế nào?
Thai nhi 12 tuần tuổi có kích thước bằng một quả quýt, nặng 15g và dài khoảng 5 cm tính từ đầu đến chân. Não của bé sẽ tiếp tục phát triển. Móng tay và móng chân, dây thanh âm và cuối cùng là ruột sẽ bắt đầu hình thành trong tuần thứ 12 này. Cũng tại thời điểm này, vì thận đã bắt đầu hoạt động nên sau khi hấp thụ chất dinh dưỡng từ nước ối, cơ thể bé có thể lọc và đào thải những chất dư thừa dưới dạng nước tiểu.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 12
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Mẹ có cảm giác rằng mình trở nên xinh đẹp hơn: da dẻ mịn màng, rạng rỡ. Nguyên nhân khiến vẻ ngoài của mẹ thay đổi chính là do tăng lượng máu và hoạt động của hormone khi mang thai ở tuần 12. Nhờ đó lưu lượng máu đến các mạch máu nhiều hơn và các hormone làm tăng hoạt động của tuyến dầu, khiến cho mặt mẹ hồng hào hơn, săn chắc hơn và bề mặt da mịn màng hơn. Nhưng đôi khi điều này có thể gây ra mụn trứng cá.
Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Lúc này, bào thai có nhu cầu dinh dưỡng rất ít nên hầu như mẹ không tăng cân. Tuy nhiên, khi mẹ bước vào giai đoạn ba tháng giữa của thai kỳ, bé sẽ lớn hơn nên nhu cầu về nước, năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng. Mẹ sẽ cần phải chuẩn bị một chế độ tăng cân ổn định.
Trong nhiều trường hợp, có thể mẹ tăng cân quá nhanh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Một phần là do mẹ nghĩ rằng mẹ đang ăn cho hai người nhưng thật ra nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi không nhiều. Một phần là do những thức ăn có nhiều calo làm mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Sự thật là những chất dinh dưỡng này chỉ vào mẹ mà không vào bé. Mẹ đừng quá lo lắng về cân nặng mà giảm cân quá nhanh. Hãy đề ra một mục tiêu và kế hoạch rõ ràng, hợp lý để kiểm soát trọng lượng cơ thể mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 12 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đề ra một chế độ tăng cân hợp lý trong sáu tháng tiếp theo của thai kỳ, đảm bảo tăng cân đều đặn cho tới tháng thứ tám và không tăng quá 15 kg trong suốt các giai đoạn phát triển của thai nhi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp giúp mẹ giữ được thân hình thon gọn và dễ dàng giảm cân sau khi sinh, mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Để đạt được điều này, mẹ nên tăng cân hiệu quả và ăn thức ăn chất lượng, giàu chất dinh dưỡng nhất có thể.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Mẹ có thể hỏi bác sĩ về xét nghiệm đo độ mờ da gáy, tức là dùng siêu âm để kiểm tra vùng da sau gáy của bé, nhằm chuẩn đoán nguy cơ của triệu chứng Down. Mẹ đừng lo, xét nghiệm này không hề gây hại cho mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ còn có thể xét nghiệm máu để đo hàm lượng hai loại protein (đạm) trong máu để xác định các vấn đề khác có nguy cơ gây hại cho thai nhi và người mẹ.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 12
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
1. Nằm sấp
Nếu trong giai đoạn ba tháng đầu, mẹ có thể nằm sấp vì tử cung vẫn còn được xương chậu bảo vệ, thì trong sáu tháng tiếp theo của thai kỳ, việc nằm sấp có thể sẽ làm mẹ cảm thấy khó chịu. Khi bé càng lớn, trọng lượng của tử cung sẽ ngày càng tăng và đè lên một tĩnh mạch lớn có vai trò truyền máu về tim. Đây là mối quan tâm lo ngại nhất có thể xa, gây hại đến sức khỏe cả mẹ và bé. Tư thế ngủ của mẹ phải đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ máu và dinh dưỡng, cũng như an toàn cho chính bản thân mình.
2. Thiếu dinh dưỡng
Khi mang thai tuần thứ 12, một trong những ưu tiên hàng đầu của mẹ phải là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Vì thế, chế độ ăn chay sẽ không cung cấp đủ vitamin B1, axit folic và chất sắt cho việc sản xuất hồng cầu trong máu. Nếu bị thiếu máu, mẹ có nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu cao hơn sau khi sinh. Để tránh điều này, mẹ nên chuyển sang ăn các sản phẩm từ động vật để có đủ dưỡng chất cho cả bản thân và thai nhi.